Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Blogger Template From:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Thủ tướng Thái Lan ngủ lại vùng lụt


Bà Yingluck Shinawatra hôm qua có một đêm ngủ lại giữa vùng lụt, trong khi ý tưởng về một "đường siêu thoát" nước để giải cứu Thái Lan khỏi những trận lụt trong tương lai vừa được đưa ra.

Thủ tướng Thái Lan đi phát đồ ăn cho người dân bị lụt ở thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP
Thủ tướng Thái Lan đi phát đồ ăn cho người dân bị lụt ở thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP
Thủ tướng Thái Lan cùng một phái đoàn tới thăm huyện In Buri của tỉnh miền trung Sing Buri, địa phương vẫn đang chịu ảnh hưởng của trận lụt tồi tệ nhất suốt nửa thế kỷ qua. Bà Yingluck đã hủy kế hoạch tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hawaii, Mỹ, để ở lại Thái Lan trực tiếp chỉ đạo chiến dịch chống lũ lụt.
Bởi vậy, thay vì được cảm nhận phong cảnh biển tuyệt đẹp tại Hawaii, nữ thủ tướng 44 tuổi đêm qua phải ngủ lại huyện In Buri do trực thăng của bà thiếu thiết bị radar cần thiết cho một chuyến bay đêm an toàn về lại thủ đô, Bangkok Post đưa tin. Đây sẽ là điểm cộng tiếp theo cho thủ tướng Thái Lan, trong bối cảnh 75% người dân cho rằng không ai có thể làm tốt hơn bà trong chiến dịch đối phó với trận lũ lụt lịch sử, trong khi 83% số người được hỏi cho hay việc bà Yingluck từ chức chẳng giải quyết được tình hình.
Trung tâm thủ đô Bangkok nhiều khả năng sẽ thoát khỏi nguy cơ bị lụt lội. Nước tại một số khu vực bị ngập ở phía bắc thành phố 12 triệu dân này đang giảm dần, dù phía bờ tây của sông Chao Phraya vẫn còn ngập khá sâu do tốc độ tiêu thoát nước bị triều cường ở vịnh Thái Lan chặn lại. Phía tây và phía đông của Bangkok cũng chưa hết lụt do đây là hai đường thoát nước chính, nhằm tránh cho khu vực trung tâm thành phố khỏi bị nước lũ tấn công.
Khi trận lụt lịch sử còn chưa đi qua, người Thái đã bắt đầu tính đến phương sách ứng phó với một thảm họa tương tự trong tương lai. Một nhóm các chuyên gia về thảm họa ở đại học Chulalongkorn cho hay việc xây dựng một đường thoát lũ nhanh là cần thiết, nhằm tránh cho các khu vực ở miền bắc và miền trung của đất nước thoát khỏi việc bị ngập lụt trong những năm sau này.
Đứng đầu nhóm chuyên gia này là Thanawat Jarupongsakul, giảng viên khoa Nghiên cứu Thông tin Đất đai và Thảm họa. Các chuyên gia đã đề xuất 11 biện pháp ngăn ngừa lũ lụt để giải quyết lâu dài các thảm họa lũ lụt. "Một trong những giải pháp cấp bách là tạo nên một đường siêu thoát lũ", ông Thanawat nói.
Sơ đồ mô tả đường siêu thoát lũ (màu đỏ). Đồ họa: Bangkok Post
Sơ đồ mô tả đường siêu thoát lũ (màu đỏ). Đồ họa: Bangkok Post
Đường siêu thoát lũ này sẽ kết nối với các con kênh tự nhiên hiện tại để làm nhiệm vụ tiêu thoát nước. Công trình khổng lồ này được bắt đầu từ kênh Chai Nat-Pasak dài 134 km ở tỉnh Chainat, rồi chạy song song với sông Chao Phraya, trước khi tới một cửa biển ở tỉnh Samut Prakan để đổ ra vịnh Thái Lan.
Tổng chiều dài của đường siêu thoát lũ sẽ vào khoảng 200 km. Nó sẽ có khả năng chứa được 1,6 tỷ m3 nước và tiêu thoát lũ với tốc độ khoảng 6.000 m3/giây. Theo ông Thanawat, hai bên đường siêu thoát lũ sẽ có một khoảng không gian đệm rộng 1 km, trong khi đường cao tốc ở hai bên công trình này sẽ ở độ cao 6 m để tránh việc có thể bị ngập.
Trưởng nhóm chuyên gia cho hay các chi tiết như độ rộng và độ sâu của các con kênh nối vào đường siêu thoát lũ sẽ được nghiên cứu tiếp. "Ý tưởng này ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc đào hẳn một con sông mới làm đường thoát lũ", ông Thanawat cho biết.
Trận lụt lịch sử hoành hành tại Thái Lan suốt gần 4 tháng qua, khiến ít nhất 562 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người khác.

Luật giáo dục đại học 'né' giao quyền tự chủ cho trường


Cho rằng dự án Luật giáo dục đại học chưa rõ ràng trong việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị dừng dự án luật này bởi chưa cần thiết phải ban hành.

Chiều 14/11, thảo luận về dự án Luật giáo dục đại học, dù còn ý kiến trái chiều về sự cần thiết ban hành luật nhưng nhiều đại biểu vẫn đề nghị Bộ GD&ĐT cần tập trung vào việc giao quyền tự chủ cho các trường, kiểm định chất lượng và kiểm soát chất lượng đào tạo chứ không nên quy định chung chung.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, các điều khoản trong luật chưa cụ thể, còn chung chung. Điển hình là hơn 20 điều khoản vẫn cần sự hướng dẫn của Thủ tướng và Bộ trưởng GD&ĐT.
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) lại băn khoăn về thời điểm ban hành luật này bởi "nếu thực hiện tốt Luật giáo dục hiện hành thì tình hình giáo dục đại học đã không như hiện nay". Đại biểu Đáng cho rằng, chưa đủ cơ sở cũng như chưa nhất thiết phải ban hành Luật giáo dục đại học.
"Dự thảo luật không quy định cụ thể, hơn 10 điều lại để cho cấp trên quy định sau, nên có thể gọi là luật né. Nội dung quan trọng nhất về tự chủ của các trường cũng có nhiều khoản để cho Chính phủ quy định. Chất lượng dự thảo luật này chưa đạt yêu cầu, đề nghị dừng dự án luật này", tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, dự án luật còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, điều chỉnh và trước tiên nên thực hiện nghiêm Luật giáo dục bởi nếu chưa thống nhất được mô hình đại học thì khó quản lý.
Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự án luật này còn sơ sài. Ảnh: Hoàng Hà.
Đề cập tới tự chủ đại học, đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) nhấn mạnh rằng đây phải là tư tưởng xuyên suốt của luật. Tuy nhiên, ông cho rằng về nguyên tắc thì đây là việc khó thực hiện bởi bao giờ mới kiểm định xong chất lượng cho 450 trường. Để các trường không phải "đi xin quyền tự chủ", ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề xuất nên quy định các trường thành lập trước năm 2000 thì mới có quyền tự chủ.
Còn đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, dự án luật này vẫn bất hợp lý bởi: "Trong 6 điều quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường thì có tới 5 điều quy định thẩm quyền của Bộ trưởng GD&ĐT".
Cho rằng hội đồng trường là tối cần thiết đối với các trường tự chủ, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) ví von: “Một trường muốn tự chủ nhưng không có hội đồng trường thì cũng như một quốc gia có Chính phủ nhưng không có Quốc hội”.
Tiếp lời, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho hay, hiện mới có 10 trên 188 đại học có hội đồng trường nên nếu tăng tự chủ thì rất cần hội đồng trường. Đồng thời, không nên quy định Hiệu trưởng hoặc Giám đốc đại học làm chủ tịch hội đồng trường vì sẽ không phát huy được vai trò giám sát.
Trước thực trạng số lượng trường đại học, cao đẳng tăng nhanh khiến cung vượt quá cầu và nhiều trường không thể tuyển được sinh viên, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) cho rằng, để xảy ra tình trạng hiện nay là do lỗi hệ thống bởi theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, cơ quan này hiện chỉ trực tiếp phụ trách hơn 50 trong tổng số hơn 400 trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An) nhận định, việc thành lập trường tràn lan, chất lượng yếu kém đang khiến xã hội lo lắng. Vì vậy, luật cần quy định việc thành lập mới trường phải theo quy hoạch và quy trình chặt chẽ hơn.
Khẳng định điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng giáo dục đại học chính là giảng viên, đại biểu Nguyễn Thị Hải (Nghệ An) cho rằng, tồn tại lớn nhất hiện nay chính là số lượng trường không ngừng tăng lên đã khiến giảng viên thiếu và thầy cô chạy sô hết trường này tới trường khác, có người dạy tới 4-5 trường, gây khó khăn trong quản lý.
Cũng theo giáo viên tiểu học này, cần quy định trình độ chuẩn của giảng viên bởi đội ngũ này dường như không phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, số lượng sinh viên hàng năm tốt nghiệp nhiều nhưng thiếu và yếu.
Dù đồng ý với quy định giảng viên đại học phải có trình độ trên đại học nhưng đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) lo lắng trước thực trạng làm không đúng chuyên môn bởi “có tình trạng thạc sĩ quản lý giáo dục lại dạy môn triết học”.
Dù còn 20 đại biểu đăng ký phát biểu nhưng do hết giờ nên Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các đại biểu gửi ý kiến về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thay mặt ban soạn thảo, và cơ quan thẩm tra, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng tiếp thu ý kiến của các đại biểu và cho rằng dự án luật này cần thảo luận kỹ và tiếp thu tối đa ý kiến để có thể thông qua ở kỳ họp sau. Đầu năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị dành cho các đại biểu chuyên trách, chuyên gia giáo dục để tiếp tục lấy ý kiến về dự án Luật giáo dục đại học.

Cô gái mê làm phim cho người khiếm thính

Từng tốt nghiệp ĐH Kinh tế nhưng khi ra trường lại có sở thích ngôn ngữ ký hiệu, Thanh Hoa quyết định làm các thước phim tài liệu về Hà Nội dành cho người khiếm thính. Cô và các thành viên trong đoàn có buổi ghi hình tại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) một ngày nắng đẹp.

Lê Thanh Hoa (đi cuối cùng) vừa là đạo diễn, biên kịch kiêm MC. Hoa và các thành viên trong đoàn chọn bối cảnh làng gốm cổ Bát Tràng để giới thiệu cho người khiếm thính về nét văn hóa, con người nơi đây.
Mục đích của Hoa là làm phim tài liệu chủ yếu về các địa danh tại Hà Nội. Trước khi đến với Bát Tràng, Hoa từng quay phim về Văn Miếu, hồ Gươm giúp cộng đồng người khiếm thính có cơ hội hiểu hơn thông qua ngôn ngữ ký hiệu.
Sau các tập phim phát trên mạng được nhiều người hưởng ứng, cô gái 23 tuổi càng hăng hái làm việc. Mỗi cảnh quay cả 3 người đều phải cân nhắc, chọn lọc kỹ càng, đặc biệt cần rút kinh nghiệm qua những góp ý của khán giả.
Cô gái tên Hiền, trợ lý chính của đoàn làm phim. Hiền đang là sinh viên khoa đạo diễn ĐH Sân khấu Điện ảnh nên có chút vốn liếng kiến thức về dàn dựng phim tài liệu, cô đã tình nguyện tham gia và hỗ trợ cho Hoa. Người quay phim là anh Nguyễn Khắc Cát, một thợ quay phim chụp ảnh ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm. Anh tình nguyện quay giúp Hoa miễn phí do quan tâm đến cộng đồng người khiếm thính và rất yêu thích công việc này.
Các bối cảnh đẹp của di tích cần được chọn để lên hình. Đoàn đang chọn một ngõ nhỏ hẹp đặc trưng với giàn hoa rủ có nắng xuyên khe.
Hiền cầm kịch bản trên tay đọc, còn Hoa nghe và diễn đạt trước ống kính bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Trước mỗi đợt đi quay, cả nhóm đều phải lên ý tưởng, cần đến cố vấn về lịch sử, tìm hiểu thông tin về nơi đoàn sắp thực hiện. Bộ phim khi quay xong, biên tập dựng và chỉnh sửa sẽ được đưa lên mạng. Ngoài ra Hoa đang ấp ủ sẽ ghi các thước phim này vào đĩa với chất lượng cao để gửi tặng các trung tâm người khiếm thính trên toàn quốc.
Thanh Hoa vốn tốt nghiệp ĐH Kinh tế nhưng lại mê công việc làm phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính ngay từ khi ra trường. Hoa cho biết, không thích công việc ngồi một chỗ, thích bay nhảy, tự do.
Không dám nhận mình là người hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam nhưng cô cho biết rất ham đọc sách. "Mỗi khi có thời gian rảnh em lại vùi đầu vào một cuốn sách nào đó", Hoa nói.
Trong lần làm phim về Bát Tràng này, cô và đoàn làm phim đã tìm đến nhà ông Lê Hồng Đức ở xóm Cổ để quay ngôi biệt thự xây theo kiến trúc Pháp cổ và phỏng vấn gia chủ.
MC trực tiếp dịch và truyền đạt lời thoại trước ống kính.
Không chỉ làm phim, vào các buổi tối, đạo diễn kiêm MC này còn tham gia công tác phiên dịch tại lớp học ngôn ngữ ký hiệu trên phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội), nơi không chỉ người khiếm thính học mà còn có cả bạn trẻ lành lặn có nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ bằng tay.

TP HCM phải hoàn tất phương án đổi giờ làm trước 20/11


Để giảm ùn tắc giao thông tại TP HCM, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố hoàn tất phương án đổi giờ học, giờ làm, báo cáo Chính phủ trước 20/11.
Hà Nội trình Chính phủ phương án đổi giờ làmTP HCM 10 năm loay hoay với giải pháp 'lệch giờ'

Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông toàn quốc năm 2011 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Hiện, tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến rất phức tạp, số vụ tai nạn nghiêm trọng ngày một tăng, số người chết và người bị thương không giảm. Tình trạng ùn tắc tại các đô thị lớn và tuyến quốc lộ thường xuyên xảy ra.
Ảnh: H.C.
TP HCM phải trình Chính phủ phương án đổi giờ trước 20/11 tới. Ảnh: H.C.
Để giảm ùn tắc giao thông, Phó thủ tướng giao UBND TP HCM hoàn thành việc xây dựng phương án đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn, báo cáo Chính phủ trước 20/11. Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp do Phó thủ tướng chủ trì và tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan để UBND TP Hà Nội và UBND TP HCM báo cáo phương án đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội đã trình Chính phủ phương án đổi giờ học, giờ làm việc ở thủ đô. Theo phương án của Hà Nội, việc đổi giờ sẽ chỉ diễn ra ở 10 quận và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm.
Thành phố chia làm 3 nhóm phải điều chỉnh: Nhóm một gồm cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan trung ương và Hà Nội, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, giờ học và giờ làm gần như được giữ nguyên. Nhóm hai, học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và THPT, buổi sáng học trước 7h kết thúc sau 18h đối với ca chiều. Nhóm ba là trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị mở cửa từ 9h sáng và đóng cửa sau 19h.
Trong khi đó, phương án của Bộ Giao thông có điểm khác biệt là áp dụng trên toàn thành phố; giờ làm của công chức cơ quan trung ương ca sáng 9h-12h, ca chiều 13h-18h; công chức Hà Nội làm ca sáng 8h30-12h, ca chiều 13h-17h30...

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Học sinh tiểu học không phải mang cặp sách đến trường


Trường tiểu học dân lập Lý Thái Tổ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được coi là một trong những đơn vị tiên phong trong việc thực hiện việc học sinh (HS) đến trường không cần cặp sách. Giải pháp mà nhà trường đưa ra khá đơn giản, đó là HS mang toàn bộ sách vở đến lớp vào thứ 2 sau đó sẽ để lại tại ngăn bàn và giáo viên (GV) có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Sau khi kết thúc một tuần học tập thì vào chiều thứ 6, GV sẽ bàn giao lại sách vở cho HS mang về nhà để phụ huynh kiểm tra.
 

Để giảm việc trẻ phải mang quá sức nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đã thực hiện mô hình giữ sách vở tại các ngăn bàn của lớp học.

Theo cô Nguyễn Thị Diệp - hiệu trưởng nhà trường, hiện nay đối với cấp tiểu học ở Hà Nội thì lượng kiến thức chưa nhiều trong khi đó lại học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó ngành lại có chủ trương không tổ chức dạy thêm học thêm cho HS tiểu học. Do đó, việc mang sách vở về nhà mỗi ngày là không cần thiết.
Cô Diệp cũng cho biết thêm, hiện nay mặc dù không còn phải mang sách vở hàng ngày nhưng nhiều HS vẫn mang cặp hoặc ba lô đến lớp với mục đích đựng quần áo, đồ chơi... Bởi vậy khi nhìn bề ngoài, nhiều người có thể nhầm lẫn cho rằng HS tiểu học phải mang sách vở nặng.
Chị Mai Minh, có con mới bước vào học lớp 1 ở trường tiểu học Lý Thái Tổ tâm sự: “Tôi rất đồng tình với việc để sách vở lại tại lớp học bởi trẻ cần có thời gian vui chơi nghỉ ngơi. Theo tôi, HS tiểu học học 2 buổi/ngày đã được thầy cô truyền đạt đủ kiến thức nên các cháu không cần thiết phải học bài vào buổi tối dễ gây áp lực”.
 
Cũng theo chị Minh, từ ngày nhỏ nhà chị đi học đến giờ ngoại trừ thứ 2 mang sách vở đến và chiều thứ 6 mang về thì ngày nào cũng “tay không” đến lớp. Bản thân chị nhận thấy con vẫn học tốt và đạt điểm cao.
 

Học sinh rời trường "tay không" là hình ảnh không khó gặp đối với trường tiểu học Lý Thái Tổ.
Thực tế ở nhiều trường tiểu học đang thực hiện mô hình để sách vở tại lớp cho thấy phần lớn HS mang theo cặp hoặc ba lô mỗi ngày đều rơi vào HS các lớp 3-5.
Giải thích về xu hướng này, cô Phạm Thị Yến - hiệu trưởng Trường tiểu học Thành công B cho biết: “Thường đối với các HS lớp 1 và 2 thì lượng kiến thức không nhiều lắm. Nhưng đối với các lớp lớn hơn thì lượng kiến thức ngày càng tăng. Chính vì thế việc các lớp lớn mang theo cặp hay ba lô ngoài mục đích đựng đồ dùng cá nhân thì đôi khi các em vẫn phải mang vở về nhà để học ôn bài, nhất là những HS có học lực chưa tốt”.
 

Việc đeo cặp, ba lô không còn là nỗi ám ảnh đối với nhiều HS tiểu học Hà Nội nữa.
Đánh giá về việc HS để sách vở tại lớp mỗi khi tan trường có ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Bản thân Sở cũng đã từng ra văn bản khuyến khích các trường tiểu học thực hiện giải pháp này để tránh việc hàng ngày các em phải mang cặp sách quá nặng. Theo quan điểm của tôi thì việc học 2 buổi/ngày đã đủ đáp ứng kiến thức cho trẻ. Chính vì thế chúng ta không nên gây thêm áp lực cho trẻ bằng hình thức bắt các cháu học ôn bài vào buổi tối”.
Ông Tiến cũng cho rằng: Hiện nay nhiều gia đình thường có xu hướng kèm cặp con cái bằng cách giao bài tập để cho trẻ làm sau đó đi làm việc khác. Cách thực hiện này rất thiếu khoa học, nó không giúp cho trẻ tiến bộ mà có khi còn làm trẻ học tập sa sút. Các bạn nên nhớ không phải tự nhiên mà ngành giáo dục đưa ra chủ trương không được giao bài tập về nhà cho HS tiểu học.

TRẮC NGHIỆM NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

                              


1. Trường hợp nào sau đây đc ghi vào sổ kế toán
a. ký hđ thuê nhà xưởng để sx. gtrị hđ 20tr/năm
b. mua tscđ 50tr, chưa thanh toán
c. nhận đc lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của dn 5tr (tiền chưa chi)
d. tất cả trg hợp trên
ĐÁP ÁN B

2. Đối tượng của kế toán là:

a. tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh S
b. tài sản, nguồn vốn hình thành ts dn và sự vận động của chúng Đ
c. tình hình thực hiện kỷ luật lđộng S
d. tình hình thu chi tiền mặt (Đ mà chưa đủ, đtg kế toán ko chỉ có tiền)
ĐÁP ÁN B

3. Nhóm nào sau đây sử dụng thông tin kế toán trong việc dự kiến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán công nợ

a. ban lãnh đạo
b. các chủ nợ
c. các nhà đầu tư (quan tâm lợi nhuận)
d. cơ quan thuế (quan tâm lợi nhuận)
ĐÁP ÁN A

4. Đặc điểm của tài sản trong 1 DN
a. hữu hình hoặc vô hình Đ (Tài sản: MMTB, quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế…)
b. DN có thể ksoát đc chúng đc toàn quyền sử dụng Đ
c. chúng có thể mang lợi ích cho DN trong tương lai Đ
d. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN D

5. TS trong DN khi tham gia vào qtr sx sẽ biến động như thế nào?
a. ko biến động
b. thường xuyên biến động
c. giá trị tăng dần
d. giá trị giảm dần
ĐÁP ÁN B

6. KT tài chính có đặc điểm
a. thông tin về những sự kiện đã xảy ra Đ
b. gắn liền với phạm vi toàn DN Đ
c. có tính pháp lệnh và phải có độ tin cậy cao Đ
d. tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN D

7. Các khoản nợ phải thu
a. ko phải là tài sản DN S
b. là TS của DN nhưng bị đvị khác đang sử dụng Đ
c. không phải là TS của DN vì TS của DN thì ở tại DN
d. không chắc chắn là TS của DN
ĐÁP ÁN B

8. KT tài chính có đặc điểm
a. thông tin về những sự kiện đang và sắp xảy ra S
b. gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng hoạt động S
c. có tính linh hoạt S
d. không câu nào đúng
ĐÁP ÁN D

9. Sự kiện nào sau đây sẽ đc ghi nhận là nghiệp vụ ktế phát sinh của kế toán
a. KH thanh toán tiền nợ cho DN (Tiền tăng, nợ phải thu KH giảm)
b. Nviên sử dụng vật dụng văn phòng
c. Phỏng vấn ứng cử viên xin việc
d. Không có sự kiện nào
ĐÁP ÁN A

10. Thước đo chủ yếu
a. Thước đo lao động ngày công
b. thước đo hiện vật
c. thước đo giá trị
d. cả 3 câu trên
ĐÁP ÁN C

11. Người sử dụng thông tin KT gián tiếp: cơ quan thuế
a. nhà quản lý
b. nhà đầu tư
c. người môi giới
d. không có câu nào
ĐÁP ÁN D

12. Nợ phải trả phát sinh do
a. lập hoá đơn và dịch vụ đã thực hiện cho KH
b. mua tbị = tiền
c. trả tiền cho ng bán về vật dụng đã mua
d. mua hàng hoá chưa thanh toán
ĐÁP ÁN D
13. Chức năng của KT
a. thông tin thu nhập xử lý chỉ đạo, thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh đến
các đối tg sử dụng thông tin KT
b. điều hành các hđ sx kd trong DN
c. giám đốc tình hình sử dụng vốn, tình hình sx kd
d. a và c
ĐÁP ÁN D
14. Các khoản phải trả người bán là:
a. Tài sản của DN
b. Một loại ngvốn góp phần hình thành nên TS của DN
c. Không phải là nguồn hình thành ts của DN và DN sẽ thanh toán cho ng bán
d. Tuỳ từng trg hợp cụ thể ko thể đưa ra kết luận tổng quát
ĐÁP ÁN B
15. DN đang xây nhà kho, ctrình xây dựng dở dang này là
a. Ngvốn hình thành nên ts của DN
b. TSản của DN
c. Tuỳ thuộc quan điểm của từng nviên KT
d. Phụ thuộc vào quy định của …
ĐÁP ÁN B
16. Ngvốn trong DN bao gồm các nguồn nào sau đây:
a. Chủ đầu tư DN đầu tư thêm vốn vào DN
b. Chủ DN phân bổ tổ chức hay cá nhân khác
c. Chủ DN dùng LN để bổ sung vào vốn
d. Tất cả câu trên đều đúng
ĐÁP ÁN D
17. Các trường hợp sau, trường hợp nào chưa ghi nhận doanh thu:
a. KH đã nhận hàng và thanh toán cho DN = TM
b. KH chưa nhận hàng nhưng thanh toán trc cho DN = TM (theo ngtắc cơ sở dồn tích, nvụ ktế sẽ đc ghi nhận khi nào nó psinh chứ ko căn cứ vào thực tế thu hay chi tiền, thu tiền rồi mà hàng chưa giao thì coi như là ng vụ chưa psinh, gdịch chưa thực hiện, hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu của DN, do đó chưa đc ghi nhận doanh thu)
c. KH đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán cho DN
d. Không có trg hợp nào
ĐÁP ÁN B
18. Câu phát biểu nào sau đây sai:
a. Vốn chủ sở hữu là TM của chủ sở hữu có trong DN
b. Tài sản + nợ phải trả luôn cân bằng với vốn chủ sở hữu
c. Chủ sở hữu là chủ nợ của DN
d. Tất cả câu trên
ĐÁP ÁN D
19. Kế toán là việc:
a. Thu thập thông tin
b. Kiểm tra, phân tích thông tin
c. Ghi chép sổ sách kế toán
d. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN D
20. KT TC là việc
a. Cung cấp thông tin qua sổ KT
b. Cung cấp thông tin qua BC TC
c. Cung cấp thông tin qua mạng
d. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN B
21. Kỳ kế toán năm của đvị kế toán đc xác định
a. Dương lịch
b. Năm hoạt động
c. Cả a và b đều đúng
d. Có thể a hoặc b
ĐÁP ÁN D
22. Hai TS giống nhau đc DN mua ở 2 thời điểm khác nhau nên có gía khác nhau, khi
ghi giá của 2 TS này KT phải tuân thủ
a. 2 TS giống nhau thì phải ghi cùng giá
b. Căn cứ vào chi phí thực tế mà DN đã bỏ ra để có đc TS
c. Căn cứ vào sự thay đổi của giá thị trường
d. Tất cả đều sai
ĐÁP ÁN B
23. Đầu kỳ TS của DN là 800tr trong đó VCSH là 500tr, trong kỳ DN thua lỗ 100tr, TS và VCSH của DN lúc này là
a. 800 và 400
b. 700 và 500
c. 700 và 400 (thua lỗ VCSH giảm 100 => TS giảm 100)
d. Tất cả đều sai
ĐÁP ÁN C
24. Ngtắc thận trọng yêu cầu
a. Lập dự phòng
b. Không đánh giá cao hơn giá ghi sổ
c. Không đánh giá thấp hơn khoản nợ
d. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN D
25. Đtg nào sau đây là TS:
a. Phải thu KH
b. Phải trả ng bán
c. Lợi nhuận chưa pphối
d. Quỹ đầu tư ptriển
ĐÁP ÁN A
26. Đtg nào sau đây là Nợ phải trả:
a. Khoản KH trả trc
b. Phải thu KH
c. Khoản trả trc ng bán (DN trả chon g bán nhưng hàng hoá chưa có, là TS)
d. Lợi nhuận chưa pphối (là nguồn VCSH)
ĐÁP ÁN A
27. Đtg nào sau đây là VCSH:
a. Phải thu KH
b. Phải trả ng bán
c. Nguồn kinh phí (VCSH, chỉ có trong đvị HC sự nghiệp)
d. Quỹ đầu tư ptriển (VCSH)
ĐÁP ÁN D
28. Trong kỳ DN thu đc 10tr trong đó thu nợ 2tr và doanh thu trong kỳ là
a. 10tr
b. 2tr
c. 8tr
d. Chưa đủ thông tin để kết luận (dựa trên cơ sở thu tiền thì ko xđ đc)
ĐÁP ÁN D
29. Vdụ nào sau đây thuộc khái niệm dồn tích (dthu sẽ đc ghi nhận khi đã thu đc tiền hoặc sẽ thu đc tiền, bán hàng chưa thu tiền cũng đc ghi nhận doanh thu)
a. Một khoản thu đã thực hiện và đã thu tiền
b. Một khoản doanh thu đã thu trc nhưng chưa thực hiện
c. Ghi chép bằng việc bán hàng đã thu tiền
d. Không phải các trường hợp trên
ĐÁP ÁN D
30. Trong nội dung của ngtắc trọng yếu, câu phát biểu nào ko chính xác:
a. Tất cả yêu cầu của bất kỳ ngtắc kế toán nào cũng có thể bỏ ra nếu không làm ảnh hưởng lớn đến BC TC (Đ)
b. Các dữ kiện và số liệu lquan đến tình hình TC với kết quả hđ của doanh nghiệp phải đc tbáo cho ng sử dụng
c. Cho phép sự sai sót có thể chấp nhận đc khi nó ko làm ảnh hưởng đến…
ĐÁP ÁN B
31. Nội dung ngtắc phù hợp yêu cầu (khi ghi nhận dthu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng dùng để tạo ra doanh thu trong kỳ)
a. TS phải đc phản ảnh phù hợp với nguồn hình thành ts
b. Chi phí phải đc phản ảnh trên báo cáo thu nhập trong kỳ kế toán phù hợp với thu nhập phát sinh ở kỳ kế toán đó
c. Cả 2 yêu cầu trên
d. Không có câu nào
ĐÁP ÁN B
32. Trong tháng 4, DN bán sp thu tiền mặt 20tr, thu bằng = TGNH 30tr, cung cấp sp dvụ cho KH chưa thu tiền 10tr, KH trả nợ 5tr, KH ứng tiền trc 20tr chưa nhận hàng. Vậy danh thu tháng 4 của DN là
a. 85tr
b. 55tr
c. 50tr
d. 60tr
ĐÁP ÁN D
33. Tháng 1, đại lý bán vé máy bay VNA bán đc 500 vé thu đc 800tr đ trong đó 300 vé có trị giá 500tr sẽ thực hiện chuyến bay trong tháng 1, còn lại sẽ thực hiện trong tháng 2. Doanh thu tháng 1 là
a. 800tr
b. 500tr (chỉ ghi nhận doanh thu khi ngvụ phát sinh theo ngtắc cơ sở dồn tích. KH đã chi tiền
mua trc mà ngvụ chưa phát sinh thì cũng ko đc ghi nhận doanh thu)
c. 300tr
d. Không câu nào đúng
ĐÁP ÁN B
34. Sự việc nào sau đây ko phải là ngvụ ktế
a. Thiệt hại do hoả hoạn
b. Chi phí phát sinh nhưng chưa trả tiền
c. Giảm giá cho một sp (ghi vào ckhấu, giảm giá hàng bán)
d. Vay đc 1 khoản nợ
ĐÁP ÁN A
Điền vào chỗ trống các từ thích hợp: KTTC, KTQT
35. cung cấp thông tin cho những đtg sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài: KTTC
36. chỉ cung cấp thông tin cho những ng bên trong doanh nghiệp: KTQT
37. cung cấp ttin làm căn cứ để người sử dụng thông tin ra quyết định: cả 2
38. cung cấp thông tin làm căn cứ để người sử dụng thông tin đánh giá hiệu năng hiệu quả ra qđịnh về đầu tư hoặc cho vay: KTTC
39. cung cấp thông tin về ngvụ ktế xảy ra trong quá khứ: KTTC
40. cung cấp thông tin về các chỉ tiêu nhiệm vụ của từng bộ phận: KTQT

1. Bảng CĐKT phản ảnh
a. Toàn bộ chi phí
b. kquả hoạt động
c. Toàn bộ TS, NV của DN tại 1 tđiểm
d. doanh thu
ĐÁP ÁN C
2. Trong nội dung bảng CĐKT của DN có trình bày
a. Nợ phải trả của chủ DN
b. Nợ phải trả của DN
c. TS riêng của ng chủ DN
d. Toàn bộ TS của DN và ng chủ DN
ĐÁP ÁN B
3. Kết cấu của bảng CĐKT gồm
a. Doanh thu và chi phí
b. TS và NV
c.
d.
ĐÁP ÁN B
4. Phần TS trên bảng CĐKT đc sắp xếp theo trình tự
a.
b. Tính thanh khoản giảm dần
c.
d.
ĐÁP ÁN B
5. Phần ngvốn trên bảng CĐKT đc sắp xếp theo trình tự
a.
b. Thời hạn thanh toán tăng dần
c.
d.
ĐÁP ÁN B
6. Tác dụng của bảng CĐKT
a.
b. Đánh giá tình hình tài chính của DN
c.
d.
ĐÁP ÁN B
7. Tính cân đối của bảng CĐKT
a. Tổng tài sản luôn = tổng nguồn vốn
b.
c.
d.
ĐÁP ÁN A
8. Tổng giá trị TS = tổng giá trị NV vì
a. Tổng các nguồn vốn hình thành nên tài sản của DN Đ
b.
c. Bất kì TS nào cũng đc hình thành từ nguồn vốn nào đó Đ
d. Câu a và c đúng
ĐÁP ÁN D
9. 2 ng thành lập DN, họ cần có TM 60tr, thiết bị 90tr. Họ dự định mua tbị, trả trc 30tr, còn lại nợ ng
bán. NH cho vay 50tr để thành lập doanh nghiệp. Họ phải góp bao nhiêu tiền:
a. 70
b. 20
c. 40
d. 50
Tổng TS = 60 + 90 = 150
Tổng NV = (90 – 30) + 50 + X = 110 + X
Vốn góp: X = 150 –110 = 40
>> ĐÁP ÁN C
10. Bảng CĐKT là
a. 1 BC kế toán
b. 1 phương pháp kế toán
c. 1 chứng từ kế toán
d. a và b đúng
ĐÁP ÁN D
11. Vốn để 1 DN hoạt động xét tại 1 thời điểm nào đó là
a. Tổng NV trên bảng CĐ KT lập tại thời điểm đó
b. Tổng NV sở hữu trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó
c. Tổng vốn của chủ sở hữu trừ cho nợ phải trả trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó
d. Tổng vốn bằng tiền của DN trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó
ĐÁP ÁN A
12. Các kết luận sau đây, kết luận nào đúng
a. Tổng gtrị TS của DN càng lớn thì tình hình tài chính càng vững mạnh S (có thể hình thành từ khoản nợ đi vay nên chưa chắc)
b. Tỷ số nợ phải trả/tổng nguồn VCSH càng lớn thì DN càng ít độc lập về TC Đ
c. Vốn bằng tiền của DN lớn thì tình hình tài chính càng vững mạnh S
d. Cả 3 kết luận trên đều đúng
ĐÁP ÁN B
13. Khoản mục tiền ng mua trả trc
a.
b. Nợ phải trả
ĐÁP ÁN B
14. Trường hợp nào sau đây làm thay đổi tỷ trọng của tất cả khoản mục (Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cùng tăng lên hoặc cùng giảm xuống)
a.
b.
c. Nợ phải trả tăng, ngvốn tăng, tài sản tăng
d.
ĐÁP ÁN C
15. Bảng CĐKT gồm có TM 400, nợ ng bán 200, ng mua nợ 300, Tổng TS và VCSH là
Tổng TS = 400 + 300 = 700. 700 - Nợ PTrả 200 = VCSH = 500. Đi mua hàng hoá 300, chưa trả tiền cũng ko ảnh hưởng đến VCSH và Tổng TS = 700 + 300 = 1000
c. 1000 và 500
ĐÁP ÁN C
16. Trường hợp nào sau đây ko làm thay đổi số tổng cầu cuối cùng của bảng CĐKT
a. Mua hàng hoá chưa trả tiền
b. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng TM (TS tăng, TS giảm)
c. Chi tiền mặt để trả nợ
d.
ĐÁP ÁN B
17. Trường hợp nào sau đây ko thể xảy ra cho bảng CĐKT khi một ngvụ ktế phát sinh
a. Tài sản tăng, nguồn vốn giảm Đ
b. TS giảm, NV tăng Đ
c. Cả a và b Đ
ĐÁP ÁN C
Câu 18->22: Ngày 1, tổng TS của cty là 500, nợ là 100. Đi vay 50tr để bổ sung quỹ TM.
18. Nợ = 100 + 50 = 150. Câu đúng: b
19. TS = 500 + 50 = 550. Câu đúng: a
20. Sau nghiệp vụ 1 bảng CĐKT biến động như thế nào?
c. TS tăng, NV tăng
21. Tổng vốn chủ sở hữu = NV kinh doanh + lợi nhuận = 1250. Câu đúng: b
22. Câu đúng: d. Các câu trên đều sai. Tổng TS = 1650
23. Ghi nhận 1 ngvụ mua 1 CCDC là chi phí trong kỳ. CP tăng ảnh hưởng đến BC KQ HĐKD -> TS giảm -> ảnh hưởng đến bảng CĐKT. Câu đúng: c. Cả a và b
24. Khoản nào sau đây sẽ nằm trong hàng tồn kho
a. Hàng gửi đi bán (ng mua chưa nhận nên vẫn thuộc quyền sở hữu của DN, chưa thay đổi
quyền sở hữu, là hàng tồn kho)
b. Chi phí vận chuyển hàng mua (theo ngtắc giá gốc, các chi phí phát sinh khi mua TS thì đc
tính vào trong giá gốc -> chi phí này tính vào giá gốc, chi phí này cũng là TS)
c. Hàng mua đang đi đg (hàng mà DN mua rồi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì đã
có sự thay đổi quyền sở hữu, là của DN, là hàng tồn kho)
d. Tất cả nội dung trên
ĐÁP ÁN D
25. So sánh tính chất biến động của TS và NV thì thông thường
TS trong DN biến động nhiều hơn NV
Tổng TS của cty C gồm có:
TGNH + TM: 150
Quyền sử dụng đất: 300
TSCĐHH: 100
Tồn kho: 150
Tổng nợ phải trả: 250
26. b. Tổng TS = 150 + 300 + 100 + 150 = 700
27. d. Tổng VCSH = 700 - 250 = 450
28. Khoản mục nào ko thể hiện trên BC KQ HĐKD
a. Thuế nhập khẩu (nằm trong khoản giảm trừ doanh thu)
b. Hàng bán bị trả lại (nằm trong khoản giảm trừ doanh thu)
c. Chi phí phải trả (là những khoản chi phí chưa phát sinh nhưng đc tính trước vào chi phí)
d. Chi phí tài chính
ĐÁP ÁN C
29. Khoản nào sau đây ko nằm trong hàng tồn kho:
Chi phí vận chuyển hàng bán ra (tính trong chi phí bán hàng)
30. Tính chất của bảng CĐKT
c. Tính cân bằng
31. Đặc điểm của bảng cân đối kế toán
c. phản ánh tổng quát TS & NV tại 1 thời điểm
32. DN A có tổng nợ phải thu = tổng nợ phải trả = 80tr. DN B có tổng nợ phải thu = tổng nợ phải trả = 40tr. Các chỉ tiêu khác đều như nhau. Chúng ta có thể kết luận là tình hình tài chính của DN B tốt hơn DN A vì các khoản công nợ của nó ít hơn.
33. Chênh lệnh giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần là giá vốn hàng bán
DT thuần – Giá vốn hàng bán = lợi nhuận gộp
34. 1 khoản chi mua vật liệu: tăng TS, giảm TS
35. 1 khoản vay để trả nợ: tăng nợ phải trả, giảm nợ phải trả
36. 1 khoản nợ do mua vật liệu: tăng TS, tăng nợ phải trả
37. 1 khoản chi trả nợ: Nợ giảm, TS giảm
38. 2 ng cùng bỏ tiền ra thành lập DN với tỷ lệ góp vốn mỗi ng là 50%. Hỏi vốn của mỗi ng?
TS của DN gồm có:
TM: 60
Ng vật liệu: 30
Tbị sx: 120
Vay NH: 50
Mua tbị trả trc = 30, còn lại nợ 120 – 30 = 90
39. Tổng TS = 60 + 30 + 120 = 210
Tổng NV = 50 + 90 = 140
40. VCSH = 210 – 140 = 70 => mỗi người = 35. Câu đúng: b
Xác định tổng TS tăng, giảm hay ko đổi? (câu 41 -> 48)
41. Mua máy vi tính cho phòng KT trả = TM: TS tăng, TS giảm => Tổng TS ko đổi
42. Trả nợ ng bán = TGNH: NV giảm, TS giảm => Tổng TS giảm
43. Ngân hàng cho DN vay 1 khoản TM: NV tăng, TS tăng => Tổng TS tăng
44. Mua 1 xe ng vật liệu trả ngay 50% = TM, còn lại nợ: TS tăng, NV tăng => Tổng TS tăng
45. Vay NH trả nợ ng bán: NV tăng, NV giảm => Tổng TS ko đổi
46. Đem TM gửi vào NH: TS giảm, TS tăng => Tổng TS ko đổi
47. Chi tiền gửi NH cho DN khác vay: TS giảm, TS tăng => Tổng TS ko đổi
48. DN khác đề nghị mua lại quyền sử dụng 1 mảnh đất với giá cao hơn: chưa bán -> chưa ảnh hưởng tới TS => Tổng TS ko đổi.
49. Đầu năm Tổng TS của cty là 800, nợ PTrả là 500. Trong năm tổng TS tăng 200, tổng nợ giảm 100.
=> Tổng TS = 800 + 200 = 1000
Tổng nợ = 500 – 100 = 400
VCSH = 1000 – 400 = 600
50. Đầu năm Tổng TS của cty là 800, nợ PTrả là 500. Trong năm, VCSH tăng thêm 300, NV tăng 200. Nợ phải trả cuối năm tăng hay giảm bao nhiêu?
VCSH đầu năm = 800 – 500 = 300
VCSH cuối năm = 300 + 300 = 600
NV cuối năm = 800 + 200 = 1000
=> nợ phải trả cuối năm = 1000 – 600 = 400
=> nợ phải trả cuối năm giảm: 500 – 400 = 100
1. Tài khoản (TK) là
a. Sơ đồ chữ T ghi chép từng đối tượng kế toán (thực tế ko có ghi như thế)
b. Là các quyển sổ ghi chép từng đối tượng kế toán (còn có thể là những tờ sổ rời in từ máy tính)
c. Là một phương pháp của kế toán trên cơ sở phân loại KT phản ảnh 1 cách thường
xuyên liên tục và có hệ thống tình hình tăng giảm của từng đối tượng kế toán. Biểu hiện
cụ thể là kế toán dùng 1 hệ thống sổ sách để ghi chép tình hình biến động của từng đối
tượng kế toán.
d. Các câu trên đều đúng
ĐÁP ÁN C
2. Tác dụng của tài khoản
a. Phản ảnh tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của từng đối tượng kế toán
b. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của từng đtg KT một cách thường xuyên lien tục và có hệ thống.
c. Phản ảnh tình hình biến động chất lượng sản phẩm của DN
d. Các câu trên đều đúng
ĐÁP ÁN B
3. Tác dụng của việc định khoản kế toán
a. Để phản ảnh ngắn gọn nghiệp vụ ktế phát sinh
b. Để giảm bớt sai sót khi ghi sổ KT
c. Để giảm bớt việc ghi sổ KT
d. a và b
ĐÁP ÁN D
4. Ta luôn có quan hệ cân đối sau đây
a. Tổng số phát sinh nợ trên các TK KT của 1 DN trong kỳ = tổng số phát sinh có của chúng
trong kỳ đó
b. tổng số ghi nợ và tổng số ghi có của các định khoản KT luôn bằng nhau
c. tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có trong kỳ của 1 TK bất kỳ luôn = nhau
d. a và b
ĐÁP ÁN D
5. KT tổng hợp đc thể hiện ở
a. các TK cấp 1 và các sổ KT tổng hợp khác
b. các sổ TK cấp 2
c. các sổ TK cấp 2 và các sổ TK cấp 3
d. a và b
ĐÁP ÁN A
6. KT chi tiết đc thể hiện ở
a. các sổ TK cấp 2
b. các sổ chi tiết
c. các sổ TK cấp 3
d. tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN D
7. TK vay ngắn hạn thuộc loại
a. TK phản ảnh TSản
b. TK phản ảnh nợ phải trả
c. TK phản ảnh Nvốn
d. b và c
ĐÁP ÁN D
8. TK vốn góp liên doanh thuộc loại
a. TK phản ảnh TSản
b. TK phản ảnh TSản ngắn hạn
c. TK phản ảnh Nvốn
d. a và b
ĐÁP ÁN A
9. TK hao mòn TSCĐ thuộc loại
a. TK phản ảnh TSản
b. TK điều chỉnh giảm TS
c. TK phản ảnh Nvốn
d. a và b
ĐÁP ÁN D
10. Sổ cái là
a. sổ KT tổng hợp
b. sổ TK cấp 1
c. sổ KT chi tiết
d. sổ TK cấp 2
e. a và b

11. Hệ thống TK đc sắp xếp theo
a. Thứ tự abc
b. Tính chất quan trọng của đối tượng KT
c. Loại TS Nvốn
d. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN C
12. Căn cứ để KT định khoản các ngvụ phát sinh là
a. Căn cứ vào sổ KT
b. Căn cứ vào chứng từ kế toán
c. Căn cứ vào bảng CĐKT
d. Các câu đều đúng
ĐÁP ÁN B
13. Nội dung của pp ghi sổ kép là
a. Ghi nợ phải ghi có, số tiền ghi nợ, có phải = nhau
b. Ghi nhiều nợ đối ứng với nhiều có
c. Ghi 1 bên có đối ứng với nhiều bên nợ
d. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN A
14. Số dư của TK cấp 1 =
a. Số dư của tất cả các TK cấp 2
b. Số dư của tất cả sổ chi tiết
c. Số dư của tất cả các TK cấp 3
d. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN D
15. Muốn đối chiếu số liệu của sổ chi tiết với tài khoản cần phải lập
a. Bảng cân đối kế toán
b. Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản (bảng cân đối tài khoản)
c. Bảng tổng hợp chi tiết
d. Bảng kê
ĐÁP ÁN C
16. Để ktra việc ghi sổ kép cần phải lập
a. Bảng cân đối kế toán
b. Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản (bảng cân đối tài khoản)
c. Bảng tổng hợp chi tiết
d. Bảng kê
ĐÁP ÁN B
17. Mối quan hệ giữa TK và bảng cân đối kế toán
a. Số dư ĐK trên các TK là căn cứ để lập bảng CĐKT CK
b. Số phát sinh trong kỳ trên các TK là căn cứ để lập bảng CĐKT CK
c. Số liệu của bảng CĐKT cuối năm này là căn cứ để mở sổ các TK vào năm sau
d. Các câu trên đều đúng
ĐÁP ÁN C
18. Chọn câu phát biểu đúng
a. Nợ phải trả ko phải là NVốn để DN hoạt động vì DN phải có trách nhiệm thanh toán
b. Nợ phải trả là 1 phần NVốn để DN hoạt động trong 1 thời gian nhất định
c. Nợ phải trả = tổng giá trị của các tài sản mà DN mua chịu
d. Nợ phải trả = tổng số dư các TK phải trả như phải trả ng bán, thuế, các khoản phải nộp nhà nc,phải trả ng lao động, phải trả khác…
ĐÁP ÁN B
19. Kế toán sẽ ghi nợ vào các TK nguyên vật liệu hàng hoá khi
a. Doanh nghiệp nhập kho vật tư hàng hoá
b. DN xuất kho vật tư hàng hoá
c. DN mua vật tư hàng hoá
d. Một trong các nghiệp vụ trên
ĐÁP ÁN A
20. Mối quan hệ giữa số dư và số phát sinh của 1 TK
a. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh nợ trong kỳ - tổng số phát sinh có trong
kỳ
b. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh có trong kỳ - tổng số phát sinh nợ trong
kỳ
c. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh tăng trong kỳ - tổng số phát sinh
giảm trong kỳ
d. Số dư CK của 1 TK = Số dư ĐK + tổng số phát sinh giảm trong kỳ - tổng số phát sinh tăng
trong kỳ
ĐÁP ÁN C
21. Theo chế độ KT Việt Nam
a. KT phải tuân thủ các quy định của nhà nước về số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép vào TK
KT cấp 1
b. KT có quyền chọn số hiệu tên gọi cho các TK cấp 2 và 3
c. Đối với các TK chi tiết mà nhà nc chưa quy định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép thì KT có quyền tự quyết định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép
d. a và c
e. a và b
ĐÁP ÁN C
22. Số dư của các TK
a. Bất kỳ TK nào lúc cuối kỳ cũng có số dư bên nợ hoặc bên có
b. Các TK phản ảnh TSản và chi phí sx kd có số dư cuối kỳ nằm bên nợ
c. Các TK phản ảnh Nvốn và doanh thu bán hàng có số dư cuối kỳ nằm bên có
d. Cả 3 đều sai
ĐÁP ÁN D
23. Khi muốn biết tình hình tăng giảm chung của các loại NVL, KT phải xin phép
a. Sổ chi tiết TK NVL
b. Bảng CĐ kế toán
c. Sổ tổng hợp, sổ cái, TK NVL
d. Các phiếu nhập kho, xuất kho NVL
ĐÁP ÁN C
24. Muốn biết tình hình tăng giảm 1 loại NVL A nào đó, KT phải sắp xếp
a. Sổ chi tiết TK NVL A
b. Bảng CĐ kế toán
c. Sổ tổng hợp, sổ cái, TK NVL
d. Các phiếu nhập kho, xuất kho NVL A
ĐÁP ÁN A
25. Mối quan hệ giữa TK tổng hợp và TK chi tiết của 1 TK bất kỳ
a. Số dư ĐK, CK của TK tổng hợp = Tổng số dư ĐK, CK của các TK chi tiết
b. Số phát sinh nợ trong kỳ của TK tổng hợp = tổng số phát sinh nợ trong kỳ của các TK chi tiết
c. Số phát sinh có trong kỳ của TK tổng hợp = tổng số phát sinh có trong kỳ của các TK chi tiết
d. Các câu trên đều đúng
ĐÁP ÁN D
26. Việc đánh giá các đối tượng KT là
a. Đo lường đối tượng kế toán = thước đo tiền tệ theo các ng tắc và quy định tài chính hiện hành
b. Xác định 1 số tiền ngang giá với đtg KT theo các ng tắc và quy định tài chính hiện hành (TS đc cấp)
c. Xác định giá trị của các đtg KT theo các ng tắc và quy định tài chính hiện hành
d. Các câu trên đều đúng
ĐÁP ÁN D
27. Các ng tắc cần tuân thủ khi đánh giá các đtg KT
a. Ng tắc giá phí, ng tắc khách quan
b. Ng tắc nhất quán, ngtắc thận trọng và giả thiết DN hoạt động liên tục
c. Ng tắc tập trung dân chủ và ng tắc đa số thắng thiểu số
d. a và b
ĐÁP ÁN D
28. Trên sổ cái, sổ TK hàng tồn kho đc đánh giá theo (giá gốc = giá mua chưa VAT + chi phí phát sinh)
a. Giá thanh toán với ng bán (có VAT)
b. Giá chưa có VAT
c. Giá gốc còn gọi là giá thực tế
d. Giá đã có VAT
ĐÁP ÁN D
29. Trên BC TC chính cuối năm, hàng tồn kho được đánh giá theo
a. Giá gốc
b. Giá bán
c. Giá mua
d. Giá thấp nhất giữa giá sổ sách và giá trị thuần có thể thực hiện được
ĐÁP ÁN D
30. Giá gốc của vật tư hàng hoá mua ngoài được xác định theo công thức
a. Giá gốc = giá thanh toán cho ng bán + chi phí mua – các khoản giảm giá, chiết khấu
b. Giá gốc = giá thanh toán cho ng bán + chi phí mua – các khoản giảm giá, chiết khấu thương
mại
c. Giá gốc = giá thanh toán cho ng bán + chi phí mua – các khoản giảm giá, chiết khấu
thương mại, VAT được khấu trừ
d. Các câu trên đều sai
ĐÁP ÁN C (Chiết khấu TMại đc trừ, Chiết khấu thanh toán ko đc trừ (mua nhanh, mua ngay thì đc giảm giá)
31. Các phương pháp đánh giá hàng tồn kho
a. Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ (là phương pháp hạch toán hàng TKho, dùng
quản lý hàng tồn kho, chứ ko phải là đánh giá hàng tồn kho)
b. Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá hạch toán (chỉ đc tính cho ngoại tệ)
c. FIFO, LIFO, bình quân, thực tế đích danh
d. Các câu trên đều đúng
ĐÁP ÁN C
Câu 32 + 33: DN A mua tbị quản lý của cùng 1 nhà sx, cùng mã sp. Tbị thứ 1 còn mới 100%, giá mua chưa thuế là 20tr, thuế 10%. Tbị thứ 2 đã qua sử dụng, hao mòn khoảng 20%, giá mua thoả thuận chưa thuế là 10tr, thuế 10%, ko có chi phí mua. VAT đc khấu trừ.
32. Nguyên giá của 2 tbị trên là bao nhiêu? c. 20tr và 10tr
33. Giá trị còn lại của 2 tbị trên tại thời điểm DN mới mua là bao nhiêu? c. 20tr và 10tr (chưa qua sử dụng, nguyên giá = giá trị còn lại)
34. So sánh giữa mức trích khấu hao TSCĐ và giá trị hao mòn thực tế ta luôn có
a. Mức trích khấu hao = giá trị hao mòn thực tế
b. Mức trích khấu hao > giá trị hao mòn thực tế
c. Mức trích khấu hao < giá trị hao mòn thực tế
d. 1 trong 3 trường hợp trên
ĐÁP ÁN D
35. Số dư ĐK của các TK
152: 300
111: 800
131: 400
211: 3500
214: 500 <= trừ ra
331: 600
Vậy số dư của TK 411 trên bảng CĐKT là bao nhiêu tiền? b. 3900
Tổng TS = 300 + 800 + 400 + 3500 – 500 = 4500
TK 411 = 4500 – 600 (TK 311) = 3900
36. Các TK có số dư
111: 3000
214: 4000 <= trừ ra
411: 66000
152: X
311: 6000
112: 3000
211: Y
Các TK còn lại = 0
Xác định X và Y biết rằng TS ngắn hạn = ½ TS dài hạn. a. X = 18.000 và Y = 52.000
Tổng TS = 3000 – 4000 + X + 3000 + Y = 2000 + X + Y
Tổng NV = 66000 + 6000 = 72000
Tổng TS = Tổng NV => 2000 + X + Y = 72000 => X = 70000 – Y
TSNH = 3000 + X + 3000 = 6000 + X
TSNH = ½ TSDH => 6000 + X = 1/2(– 4000 + Y) = (Y – 4000)/2
=> 6000 + 70000 – Y = Y/2 – 2000
=> 1.5Y = 78000
=> Y = 52000 & X = 70000 – 52000 = 18000
37. Tồn kho vật liệu đầu kỳ 4000kg, giá 5đ/kg. Nhập kho giá chưa thuế 6đ/kg, số lượng là 6000kg, thuế 10%, chi phí bốc vác giá chưa thuế 0.5đ/kg, VAT 5%. Vậy đơn giá bình quân vật liệu xuất kho là bao nhiêu tiền? c. 5,9
Đơn giá XK = [(4000 * 5) + (6000 * 6) + (6000 * 0.5)] / (4000 + 6000) = 5,9đ/kg (Hoá đơn VAT đc khấu trừ VAT)
38. Nguyên giá là
a. Giá trị của TSCĐ tại thời điểm bắt đầu được ghi nhận vào sổ Kế Toán
b. Giá mua tài sản cố định
c. Giá thị trường tại thời điểm ghi tăng TSCĐ
d. Các câu trên đều sai
ĐÁP ÁN A
39. TSCĐ là
a. Tư liệu lao động
b. Đối tượng lao động
c. Máy móc thiết bị
d. Những tài sản cố định có hình thái vật chất (còn có TSCĐ vô hình)
ĐÁP ÁN A
40. Các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ theo chế độ tài chính hiện hành
a. Giá trị >= 5tr và tgian sử dụng >= 5 tháng
b. Giá trị >= 10tr và tgian sử dụng >= 12 tháng (đvới DN SXKD, còn đvị HC sự nghiệp thì >= 5 tr)
c. Giá trị >= 5tr và tgian sử dụng >= 12 tháng
d. Các câu trên đều sai
ĐÁP ÁN B
41. Với giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập kho cho sẵn (Tồn ĐK + Nhập = Xuất + TồnCK)
a. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao thì giá trị hàng xuất trong kỳ càng thấp
b. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao thì giá trị hàng xuất trong kỳ càng cao
c. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng thấp thì giá trị hàng xuất trong kỳ càng thấp
d. Ko có câu nào đúng
ĐÁP ÁN A
42. TK nào sau đây sẽ xuất hiện trên bảng CĐ Kế Toán
a. TK doanh thu
b. TK chi phí
c. TK loại 0
d. Tất cả đều sai
ĐÁP ÁN C
43. TK nào sau đây sẽ không xuất hiện trên bảng CĐ Tài khoản (bảng CĐTK đc lập để ktra việc ghi sổ kép = > những TK nào áp dụng pp ghi kép thì mới xhiện trên bảng CĐTK: TK loại 1 -> 9)
a. TK loại 0
b. TK trung gian
c. TK tài sản
d. TK nguồn vốn
ĐÁP ÁN A
44. TK nào là TK trung gian (TK chi phí loại 6 + 8, TK doanh thu loại 5 + 7, TK XĐ KQKD loại 9)
a. Phải thu KH (TK TS)
b. Phải trả CNV (TK NV)
c. Lợi nhuận chưa phân phối (TK NV)
d. Không phải các TK trên
ĐÁP ÁN D
45. Trong điều kiện giá cả biến động tăng, pp tính giá xuất kho nào cho lợi nhuận cao (sẽ là pp có giá XK thấp)
a. Bình quân
b. Thực tế đích danh
c. Nhập trước xuất trước (FIFO)
d. Nhập sau xuất trước
ĐÁP ÁN C
46. Số dư bên nợ của bảng CĐ Tài Khoản gồm có các TK
a. Loại 1, 2
b. Loại 3, 4
c. a và b đúng
d. a và b sai
ĐÁP ÁN C
47. Trên bảng CĐ KT, số dư của TK 214 sẽ đc trình bày
a. Bên phần TS và ghi dương mực thường
b. Bên phần NV và ghi âm mực đỏ
c. Bên phần TS và ghi âm mực đỏ
d. Bên phần NV và ghi dương mực thường
ĐÁP ÁN C
48. Ghi sổ kép là
a. Phản ảnh số dư đầu kỳ, tình hình tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ của 1 TK nào đó (là pp Tài khoản)
b. Ghi đồng thời trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp của 1 TK khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh (quy
định việc lập KT tổng hợp, KT chi tiết)
c. Ghi đồng thời ít nhất 2 TK có liên quan để phản ảnh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh
d. Ghi cùng 1 lúc 2 ngvụ kinh tế phát sinh
ĐÁP ÁN C

LUẬT KẾ TOÁN


QUỐC HỘI
__________

Luật số: 03/2003/QH11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________
LUẬT
KẾ TOÁN

Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về kế toán.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ;
d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
e) Người làm kế toán, người khác có liên quan đến kế toán.
2. Đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, Chính phủ quy định cụ thể nội dung công tác kế toán theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về kế toán khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
2. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
3. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
4. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
5. Đơn vị kế toán là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính.
6. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
7. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
8. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
9. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.
10. Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
11. Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện dịch vụ kế toán.
12. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.
13. Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
Điều 5. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
Điều 7. Nguyên tắc kế toán
1. Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 8. Chuẩn mực kế toán
1. Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật này.
Điều 9. Đối tượng kế toán
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
h) Tài sản quốc gia;
i) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm các tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tài sản cố định, tài sản lưu động;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập;
d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điều này còn có:
a) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
b) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
c) Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá.
Điều 10. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán;
b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.
Điều 11. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán gồm:
1. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 12. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Điều 13. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết;
b) Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.
Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm.
Điều 15. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán
1. Tài liệu, số liệu kế toán có giá trị pháp lý về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán và được sử dụng để công bố công khai theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu, số liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự toán, quyết toán, xem xét, xử lý vi phạm pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
1. Đơn vị kế toán có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.
2. Đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II
NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

MỤC 1
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Điều 18. Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
2. Chính phủ quy định chi tiết về chứng từ điện tử.
Điều 19. Lập chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.
5. Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và khoản 1, khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Hóa đơn bán hàng
1. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền quy định mà người mua hàng không yêu cầu thì không phải lập hóa đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hóa đơn bán hàng.
2. Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ lập, giao hóa đơn bán hàng cho mình.
3. Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Hóa đơn theo mẫu in sẵn;
b) Hóa đơn in từ máy;
c) Hóa đơn điện tử;
d) Tem, vé, thẻ in sẵn giá thanh toán.
4. Bộ Tài chính quy định mẫu hóa đơn, tổ chức in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng. Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân tự in hóa đơn bán hàng thì phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
5. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nếu không lập, không giao hóa đơn bán hàng hoặc lập hóa đơn bán hàng không đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
1.Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

MỤC 2
TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN

Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán.
Điều 24. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
Điều 25. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể về hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán và sổ kế toán.
Điều 26. Lựa chọn áp dụng hệ thống sổ kế toán
1. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
3. Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị.
Điều 27. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và các trường hợp khóa sổ kế toán khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 25, Điều 26 của Luật này và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này. Sau khi khóa sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm.
Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:
a) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
b) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
c) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này.

MỤC 3
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 29. Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động.
Điều 30. Lập báo cáo tài chính
1. Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.
2. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
3. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
4. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Điều 31. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báo cáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạt động và từng cấp quản lý.
Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tài chính
1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm;
b) Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu, chi tài chính khác;
c) Đơn vị kế toán là đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm;
d) Đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
2. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.
Điều 33. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Điều 34. Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Luật này phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.


MỤC 4
KIỂM TRA KẾ TOÁN

Điều 35. Kiểm tra kế toán
Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Nội dung kiểm tra kế toán
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra.
Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình quyết định kiểm tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
Điều 38. Trách nhiệm và quyền của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền:
a) Từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định tại Điều 36 của Luật này;
b) Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

MỤC 5
KIỂM KÊ TÀI SẢN, BẢO QUẢN, LƯU TRỮ TÀI LIỆU KẾ TOÁN

Điều 39. Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.
3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán lưu trữ.
Điều 41. Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại;
4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại.

MỤC 6
CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ KẾ TOÁN CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU,
GIẢI THỂ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG, PHÁ SẢN

Điều 42. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
1. Các đơn vị kế toán hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào các biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán;
b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất.
Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu
1. Đơn vị kế toán chuyển đổi hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới.
2. Đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến giải thể, chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao tài liệu kế toán của đơn vị kế toán giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán theo quy định tại khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN

Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (sau đây kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kế toán trưởng).
3. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 49. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Luật này.
2. Quyết định thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.
Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Điều 51. Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.
2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Điều 52. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Điều 54. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Điều này còn có quyền:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
CHƯƠNG IV
HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN

Điều 55. Hành nghề kế toán
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.
2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều 56. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
1. Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
2. Việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị kế toán thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 53 của Luật này.
5. Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 57. Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên;
c) Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
2. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Được phép cư trú tại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận;
c) Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
3. Bộ Tài chính quy định chương trình bồi dưỡng, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 58. Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp kế toán
Đơn vị kế toán và người làm kế toán có quyền tham gia Hội kế toán Việt Nam hoặc tổ chức nghề nghiệp kế toán khác nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp kế toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾ TOÁN

Điều 59. Nội dung quản lý nhà nước về kế toán
Nội dung quản lý nhà nước về kế toán bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kế toán;
2. Ban hành, phổ biến, chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về kế toán;
3. Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán;
4. Hướng dẫn hoạt động hành nghề kế toán, tổ chức thi tuyển, cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán;
5. Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp kế toán;
6. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán;
7. Hợp tác quốc tế về kế toán;
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán.
Điều 60. Cơ quan quản lý nhà nước về kế toán
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế toán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.

CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 61. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động kế toán thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kế toán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 63. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2. Pháp lệnh kế toán và thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 64. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Nguyễn Văn An





Thông tin các khóa học Kế toán tại Kimi Training có tại trang Web:
Xin cám ơn tất cả các bạn!

 

Text